02/08/2021 | 209 |
0 Đánh giá

CHỨC NĂNG, THAO TÁC CƠ BẢN VỚI TRUNG TÂM BÁO CHÁY HOCHIKI FIRENET

https://www.nhatnam.com.vn/images/product/FN-8127L.jpg

I - Các phím chức năng và đèn Led trên Trung tâm báo cháy Firenet.

Để nắm thông tin và thao tác với tủ trung tâm, ta dựa vào các đèn Led hiển thị và các phím chức năng có trên tủ. Như vậy, để sử dụng tủ ta cần hiểu ý nghĩa và chức năng của từng đèn Led cũng như phím chức năng trên tủ, các thông tin được cụ thể như sau:

1/ Các phím chức năng:

  • Phím ”More Fire Events”: xem tất cả các sự kiện báo cháy đang xảy ra.
  • Phím “More Events”: xem tất cả các sụ kiện đang xảy ra trên hệ thống.
  • Phím “1, 2, 3, 4”: điều chỉnh hướng của con trỏ trên màn hình hoặc dùng để nhập mật khẩu.
  • Phím “Exit”: thoát ra màn hình chính.
  • Phím “Enter”: chọn vào mục con trỏ đang trỏ vào.
  • Phím “?“: xem chi tiết thông tin cho từ khóa có trên màn hình.

  • Phím “Alarm Silence”: tắt thiết bị chuông, còi, module ngõ ra trên hệ thống đường Loop khi có sự kiện báo cháy (chỉ sử dụng được khi ở level 2).
  • Phím “Re-Sound Alarm”: mở chuông, còi, module lại sau khi tắt trên đường Loop khi có sự kiện báo cháy (chỉ sử dụng được ở level 2).
  • Phím “Panel Sound Silence”: tắt còi báo ở tủ khi có một sự kiện nào đó đang diễn ra (chỉ sử dụng  được ở level 2).
  • Phím “Lamp Test”: kiểm tra sự hoạt động của tất cả các đèn trên tủ.
  • Phím “Reset”: quét lại tất cả sự kiện trên hệ thông ngay tại thời điểm nhấn phím (chỉ sử dụng được ở level 2).
  • Phím “Fire Drill”: kiểm tra sự hoạt động của tất cả các thiết bị đầu vào trên hệ thống (chỉ sử dụng được ở level 2).
  • Phím “Programmable Function”: có thể lập trình chức năng của phím này tùy theo mục đích sử dụng.

2/ Các đèn Led hiển thị:

  • Led “Fire”: nhấp nháy đỏ khi có sự kiện báo cháy xảy ra. Đỏ liên tục khi đã nhấn phím “Alarm Silence”.
  • Led “AC Power On”: sáng xanh khi tủ được cung cấp bởi nguồn 220VAC. Tắt khi mất nguồn 220VAC.
  • Led “Pre-Alarm”: sáng vàng khi có thiết bị trên hệ thống gần tới ngưỡng sự kiện báo cháy.
  • Led “Fire Output Active”: nhấp nháy đỏ khi có sự kiện báo cháy xảy ra. Đỏ liên tục khi đã nhấn phím “Alarm Silence”.
  • Led “On Test”: sáng vàng trong thời gian nhấn phím “Lamp Test”.
  • Led “Panel Sounder Silence”: sáng vàng khi nhấn phím “Panel Sound Silence”.
  • Led “Delay Active”: sáng vàng khi đang có sự kiện báo cháy cùng với việc tủ được lập trình có chế độ thời gian trễ cho thiết bị ngõ ra.
  • Led “More Events”: sáng vàng khi tổng số sự kiện trên toàn bộ hệ thống nhiều hơn 1.
  • Led “Point Pypassed”: sáng vàng khi tắt hoàn toàn còi báo ở tủ (sẽ được hướng dẫn ở phần sau).
  • Led “General Trouble”: sáng vàng khi có bất kỳ sự kiện nào xảy ra trên hệ thống.
  • Led “Power Trouble”: sáng vàng khi có lỗi về nguồn cấp cho hệ thống (mất nguồn 220VAC, thiếu acqui, lỗi bộ nguồn,…).
  • Led “System Trouble”: sáng vàng khi tủ bị lỗi phần cứng (hư linh kiện trong các board xử lý trung tâm của tủ).
  • Led “NAC Trouble”: sáng vàng khi các cổng NAC bị lỗi (mất trở giám sát, thiếu diode phân cực, đứt dây,…).
  • Led “Supervisory Alarm”: sáng vàng khi tủ đang giám sát toàn bộ hệ thống và nhận thông tin từ thiết bị.

II – Các thao tác và lập trình với Trung tâm báo cháy Firenet.

  • Trung tâm báo cháy Firenet được chia tành 3 Levels phù hợp với điều kiện sử dụng của từng đối tượng, chi tiết như sau:
  • Level 1:

+ Đối tượng sử dụng: chuyên lập trình tủ, nhân viên bảo trì, nhân viên thường xuyên xử lý các sự kiện trên tủ, người sử dụng tủ, khách hàng.

+ Chức năng Level 1: xem toàn bộ sự kiện đang xảy ra trên hệ thống.

+ Cách đăng nhập: không cần đăng nhập, tủ mặc định ở Level 1 khi sử dụng.

  • Level 2:

+ Đối tượng sử dụng: chuyên lập trình tủ, nhân viên bảo trì, nhân viên thường xuyên xử lý các sự kiện trên tủ, người sử dụng tủ.

+ Chức năng Level 2: xem toàn bộ sự kiện đang xảy ra trên hệ thống, reset và lập trình cơ bản với hệ thống.

+ Cách đăng nhập: sử dụng chìa khóa hoặc đăng nhập bằng mật khẩu.

  • Level 3:

+ Đối tượng sử dụng: chuyên lập trình tủ, nhân viên bảo trì.

+ Chức năng Level 3: lập trình chuyên sâu cấu hình tủ và hệ thống.

+ Cách đăng nhập: đăng nhập bằng mật khẩu.

  • Thao tác quan trọng nhất của nhân viên giám sát hệ thống báo cháy là Reset hệ thống hoăc tắt chuông báo cháy khi có sự kiện cháy xảy ra, thao tác đó được miêu tả như sau:

1/ Tắt chuông, còi, thiết bị ngõ ra khi có sự kiện báo cháy:

Sau khi có sự kiện cháy xảy ra, nếu tình hình đã được kiểm soát, ta có thể tắt chuông báo cháy bằng cách nhấn lần lượt các phím sau:

“Exit” à “2” à “22222” à “Enter” à “Alarm Silence”

2/ Reset hệ thống khi có sự kiện báo cháy:

      Sau khi kết thúc sự kiện cháy, tình hình đã được khắc phục, ta có thể Reset hệ thống báo cháy để hệ thống cập nhật trạng thái mới nhất bằng cách nhấn lần lượt các phím sau:

“Exit” à “2” à “22222” à “Enter” à “Reset”

3/ Các thao tác cơ bản ở Level 2.

  1. Cách đăng nhập vào Level 2:

Ta nhấn lần lượt các phím sau:

“Exit” à “2” à “22222” à “Enter”

  • Phím “Exit”: thoát ra màn hình chính ở Level 1.
  • Phím “2”: vào màn hình đăng nhập.
  • Phím “2”: nhấn 5 lần. Mật khẩu mặc định là “22222”, nhưng nhân viên lập trình có thể thay đổi được mật khẩu này.
  • Phím “Enter”: để chọn vào Level 2.
  1. Các chức năng ở Level 2:

Sau khi đăng nhặp vào Level 2, tủ sẽ hiển thị các mục chức năng mà ta có thể thao tác được, bao gồm:

  • DISABLEMENTS: vô hiệu hóa một đối tượng nào đó.
  • VIEW DEVICES: xem thông tin chi tiết của từng thiết bị trên hệ thống.
  • TEST ZONE: kiểm tra sự hoạt động của thiết bị trên hệ thống.
  • SET SYSTEM TIME: thiết lập thời gian thực cho tủ.
  • SENSOR MAINTENANCE EARLY WARNING: cảnh báo các thiết bị cần sớm được bảo trì, vệ sinh, sửa chữa.
  • ACCESS LEVEL 3: đăng nhập vào Level 3.

Do bài viết này chỉ dành cho đối tượng Người sử dụng tủ và Người thường xuyên có mặt để xử lý các tình huống cơ bản của tủ nên chỉ nêu ra chi tiết thao tác sử dụng cho một vài chức năng sử dụng nhiều, cụ thể:

  • DISABLEMENTS: vô hiệu hóa một đối tượng nào đó. Nghĩa là tạm thời không cho phép đối tượng đó hoạt động. Phạm vi vô hiệu hóa có thể là thiết bị, Zones, Loops hoặc thậm chí cả hệ thống.

  • VIEW DEVICES: xem thông tin chi tiết của từng thiết bị trên hệ thống. Ta có thể xem một địa chỉ nào đó là loại thiết bị gì, đang ở Loop nào, Zone nào, vị trí cụ thể và trạng thái hiện tại của nó.

4/ Các thao tác cơ bản ở Level 3.

Như đã nói ở trên, bài viết này chỉ dành cho Người sử dụng và Người thường xuyên có mặt để xử lý các tình huống cơ bản như tắt chuông báo cháy hoặc Reset hệ thống. Nên tạm thời không bàn tới các chức năng ở Level 3 này. Level 3 bao gồm các chức năng lập trình cấu hình tủ chuyên sâu, chỉ dành cho Người bảo trì hoặc Chuyên viên lập trình tủ. Nhưng bài viết cũng sẽ giới thiệu cơ bản tên các chức năng có trong Level 3.

  • EDIT CONFIGURATION: chỉnh sửa cấu hình tủ.
  • SET TIMES: thiết lập thời gian.
  • VIEW PRINT EVENT LOG: xem hoặc in các sự kiện xảy ra trên hệ thống.
  • PRINT CONFIGURATION: in thông tin cấu hình tủ.
  • SYSTEM DISABLEMENTS: vô hiệu hóa các chức năng trên tủ.
  • LOOP DATA TEST: kiểm tra dữ liệu đang có trên hệ thống.

 

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG HOÀNG NGỌC MINH được thành lập năm 2008 là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ xây dựng như: thiết kế, thi công xây dựng, M&E, lắp đặp hệ thống PCCC …Với chiều ài gần 15 năm thành lập, Công ty TNHH Cơ Khí Xây Dựng Hoàng Ngọc Minh là sự lựa chọn thích hợp  để Quý khách hàng trao gửi niền tin. 

Hãy liên hệ chúng tôi qua SĐT/Zalo: 0904675122  để chúng tôi phục vụ tốt nhất

 


(*) Xem thêm

Bình luận